menu xo so
Hôm nay: Thứ Sáu ngày 26/04/2024
ket qua xo so hom nay

Dịch Covid-19 ngày 29.4: Sáng 29/4, không có ca mắc mới COVID-19, thêm 1 ca dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh

Thứ 7, 18/04/2020 18:17


* Cập nhật liên tục 24/24h những thông tin nổi bật nhật nhất. Tất cả các số liệu trên đều được dẫn từ nguồn chính thức website của Bộ Y tế và các cơ quan Nhà nước.


6H: Sáng 29/4, không có ca mắc mới COVID-19, thêm 1 ca dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh


Bản tin lúc 6h00 ngày 29/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến sáng nay không có ca mắc mới COVID-19, tuy nhiên có thêm 01 ca dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh.

Tổng số ca mắc:
 
- Tính từ 6h sáng ngày 16/4 đến 6h ngày 29/4: 13 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
 
- Tính đến 6h ngày 29/4: Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
 
- Tính từ 18h ngày 28/4 đến 6h ngày 29/4: 0 ca mắc mới.
 
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 42.057, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323.
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.643.
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 35.091
 
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
 
BN151 dương tính trở lại với SARS-CoV-2: Bệnh nhân là vợ của BN207. Bệnh nhân cũng đã được công bố khỏi bệnh và cùng chồng được ra viện, tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà thêm 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế.
 
Tuy nhiên, ngày 27/4, sau khi chồng là BN207 dương tính trở lại, BN151 cũng được đưa vào Bệnh viện cách ly. Cũng trong ngày 27/4, bà được xét nghiệm và cho kết quả âm tính. Ngày 28/4, xét nghiệm lại lần 2 và cho kết quả dương tính trở lại. Hiện bệnh nhân đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
 
Như vậy, đến thời điểm này, có 3 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh đang cách ly, điều trị, theo dõi tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi là : BN207, BN224 và BN151.
 
Trong số 49 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại 9 cơ sở y tế, hiện số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 11 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 8 ca.
 
Trước đó, thông tin về những người lành mang bệnh hoặc trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 rồi lại dương tính trở lại, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, có mấy vấn đề đặt ra về chuyên môn với những trường hợp người bệnh này, thứ nhất có thể người bệnh chưa khỏi bệnh hoàn toàn, trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi.

Thứ 2, là khả năng những người đã khỏi bệnh nhưng trong quá trình đào thải virus nhưng ở dạng bất hoạt- xác virus. Khi làm khuếch đại gen, chúng ta xác định được gen của virus. Trường hợp này, đào thải ra mầm bệnh nhưng mầm bệnh không hoạt động được.

Thứ 3 là người lành mang trùng (hiện có một trường hợp). Cho đến thời điểm hiện nay chúng ta chưa khẳng định được chắc chắn có phải người lành mang trùng không nhưng nó ở dạng như vậy. Điều này có thể xảy ra khi cơ thể con người ta chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể khống chế, kiểm soát và tiêu diệt được virus này.

“Chúng tôi đã yêu cầu với các cơ quan, với tất cả các trường hợp có xét nghiệm âm sau đó xét nghiệm dương thì giao cho 2 labo tiến hành nuôi cấy virus. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Về phía Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Tieru Ban Điều trị cũng đã có văn bản số 507/KCB-QLCT&CĐT về việc theo dõi xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh COVID-19 đã ra viện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Bệnh viện được phân công điều trị COVID-19. Theo đó, để thực hiện đúng Hướng đãn của Bộ Y tế về Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp do SARS-CoV-2, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Tiểu Ban Điều trị yêu cầu thủ trương các đơn vị trên thực hiện ngay việc tiếp tục có biện pháp chỉ đạo mạng lưới y tế trên địa bàn để kiểm tra, quản lý, theo dõi tình trạng sức khoẻ của người bệnh COVID-19 sau khi ra viện.

Khi kết thúc 14 ngày cách ly tại nhà của người bệnh COVID-19 kể từ ngày ra viện, bệnh viện đã điều trị người bệnh phù hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương, cơ quan y tế và đơn vị liên quan nơi người bệnh cư trú tiến hành làm lại xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh (kỹ thuật RT PCR)

Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các Sở Y tế, Bệnh viện khẩn trương báo cáo kết quả xét nghiệm của các bệnh nhân này về Tiểu Ban Điều trị theo quy định.

Theo thông tin báo chí, Hàn Quốc hiện cũng gặp phải tình trạng tương tự. Ngày 18/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) công bố 160 bệnh nhân dương tính lại sau trung bình 13,5 ngày ra viện, Tổ chức Y tế Thế giới đang điều tra về các trường hợp này.
 



NGÀY 27.4

6h: 3 buổi sáng liên tiếp không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới


Bản tin lúc 6h00 sáng ngày 27/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca bệnh mắc mới được ghi nhận đến sáng nay. Hiện số ca bệnh vẫn là 270, Như vậy, 3 buổi sáng liên tiếp, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.

Tổng số ca mắc:

- Tính từ 18h00 ngày 26/4/2020 đến 6h00 ngày 27/4/2020: 0 ca mắc mới trong cộng đồng. Còn tính từ ngày 17/4 đến nay, Việt Nam bước vào ngày thứ 11 không ghi nhận ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.
 
- Như vậy từ ngày 23/1/2020 đến nay, tại Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19.
 
Các mắc mới: 0 ca. Như vậy, nếu tính từ chiều ngày 24/4 có 02 ca mắc mới là du học sinh trở về từ Nhật Bản thì hôm nay Việt Nam bước vào ngày thứ 3 không ghi nhân ca mắc mới.
 
Số người cách ly:

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.428, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323; 
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.311;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 40.794.
 
Tình hình điều trị:

PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, tính đến nay đã có 270 người nhiễm SARS- CoV-2 (người bệnh COVID-19).
 
Trong đó điều trị khỏi bệnh/ra viện 225 trường hợp (chiếm 83,3% tổng số ca mắc đến thời điểm này), còn lại 45 người bệnh (16,7%), đang điều trị tại 8 cơ sở khám chữa bệnh. Có 37 ca (82,2%) đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, có 6 ca (13,3%) đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và 2 ca (4,4%) đang điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện. Trong ngày không có ca bệnh ra viện.
 
Trong số 45 ca đang điều trị tại các bệnh viện, kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 là 13 ca (4,8%); Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 3 ca (11 %).
 
Về tình hình sức khoẻ của các bệnh nhân COVID-19 nặng hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang có nhiều dấu hiệu tiến triển.
 
Bệnh nhân phi công người Anh điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh dù đang nặng nhưng đã có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính liên tiếp với virus SARS-CoV-2. Hai bệnh nhân nặng còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đang tập cai máy thở.


NGÀY 26.4

6h: Sáng nay tiếp tục không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, chỉ còn 45 bệnh nhân đang điều trị

 

Số ca mắc:

- Tính từ 18h00 ngày 25/4 đến 6h00 ngày 26/4: 0 ca mắc mới.
 
- Tính từ ngày 16/4 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.
 
- Tính từ ngày 23/1/2020 đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19.
 
Số người cách ly:

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.196, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 325;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 9.836;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 42.035.
 
Tình hình điều trị:

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
 
Đến nay, ổng số ca mắc COVID-19 khỏi bệnh/xuất viện tại nước ta đến thời điểm này là 225 bệnh nhân. Hiện 45 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở khám chữa bệnh. Có 37 ca đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, có 6 ca đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và 2 ca đang điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 3 ca.


NGÀY 25.4

18h: Đến 18h ngày 25/4, không có ca mắc mới COVID-19, chỉ còn 45 đang điều trị


Bản tin lúc 18h00 ngày 25/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày không có ca mắc mới COVID-19 nào. Cũng trong ngày đã có 5 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Như vậy hiện chỉ còn 45 ca bệnh đang điều trị.
 
Tổng số ca mắc:
 
- Tính từ 6h00 đến 18h00 ngày 25/4/2020: 0 ca mắc mới trong cộng đồng.
 
- Như vậy từ ngày 23/1/2020 đến nay, tại Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19.
 
Số người cách ly:
 
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 54.966, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 280;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.020;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 47.666.
 
Tình hình điều trị:
 
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
 
- 05 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2: BN167, BN176, BN195, BN253, BN258.
 
- Hiện 45 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở khám chữa bệnh. Có 37 ca đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, có 6 ca đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và 2 ca đang điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện.
 
- Năm ca bệnh dương tính lại tiếp tục được điều trị tại các bệnh viện:
 
+ BN188, BN136 (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2);
 
+ BN52, BN149 (Bệnh viện Dã chiến 2 Quảng Ninh);
 
+ BN36 (Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Bình Thuận).
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 3 ca.



8h: Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về các cơ sở kinh doanh được mở cửa

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
 
Tại Chỉ thị này, Thủ tướng cho phép các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…), khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
 
Tuy nhiên, tiếp tục tạm đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.
 
Đồng thời, Chính phủ vẫn chưa cho tổ chức các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.
 
Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
 
Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.
 
Thủ tướng giao người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan, đơn vị phù hợp, bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp…

Rút ngắn khoảng cách an toàn còn 1m


Tại Chỉ thị này, Thủ tướng cho phép nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở kiểm soát tốt dịch bệnh.
 
Đáng chú ý, theo Chỉ thị này, địa phương có nguy cơ (Hà Nội) phải:
 
- Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;
 
- Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc;
Các tỉnh, thành có mức nguy cơ thấp cần:
 
- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;
 
- Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc. 
Các địa phương có nguy cơ cao (một số huyện của Hà Nội, Bắc Ninh và Hà Giang) vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16.
 
So với các yêu cầu trước đây của Thủ tướng, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người với người đã được rút ngắn từ 2m xuống còn 1m. Mức độ giãn cách xã hội đã được nới lỏng, tuy nhiên, tại Chỉ thị này, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “chống dịch như chống giặc”.


6h: Sáng 25.4 chưa có thêm ca mắc mới, 5 bệnh nhân tái dương tính trở lại


Bản tin lúc 6h00 ngày 25/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy, số ca mắc hiện vẫn là 270 ca. Cũng theo Ban Chỉ đạo có 5 trường hợp bệnh nhân "tái dương" sau khi âm tính.

Tính đến 6h ngày 25/4, Việt Nam có 270 trường hợp mắc Covid-19. Cả nước còn 45 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế, 225 người đã được công bố khỏi bệnh.

Số người cách ly:

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 54.966, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 280;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.020;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 47.666.
 
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh:

BN188 đã được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam và có hai kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, được cho ra viện ngày 16/4, nhưng trong quá trình cách ly theo dõi tại nhà được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội xét nghiệm với kết quả dương tính trở lại. Bệnh nhân đã nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 làm xét nghiệm RT-PCR. Ngày 18/4 cho kết quả âm tính, song các kết quả xét nghiệm ngày 20/4 và ngày 21/4 lại là dương tính.
 
BN52 và BN149 có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần liên tiếp và được Bệnh viện số 2 Quảng Ninh công bố khỏi bệnh ngày 16/4, tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện. Ngày 21/4 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh thực hiện xét nghiệm cho cả 2 bệnh nhân, kết quả dương tính trở với SARS-CoV-2. Hai bệnh nhân được cách ly, theo dõi tiếp tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh.
 
BN137: Ngày 7/4 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 công bố bệnh nhân khỏi bệnh sau khi có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính (ngày 3/4, 4/4, 5/4), sau đó bệnh nhân được tiếp tục cách ly tại bệnh viện.
 
Trong thời gian theo dõi cách ly từ 7/4 đến 22/4, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và làm lại xét nghiệm RT-PCR các ngày 7/4, 6/4, 19/4 đều cho kết quả âm tính. Hình ảnh chụp CT ngực ngày 12/4 không phát hiện tổn thương. Chiều 22/4, bệnh nhân được cho về theo dõi cách ly tại nhà. Ngày 23/4, xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân đã được đưa quay trở lại bệnh viện.
 
BN36: Ngày 10/4, sau 3 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, BN36 được công bố khỏi bệnh và được tiếp tục cách ly 14 ngày tại một cơ sở y tế tập trung của tỉnh Bình Thuận. Tại đây BN36 được xét nghiệm 2 lần âm tính và xét nghiệm lần 3 để chuẩn bị kết thúc 14 ngày cách ly thì cho kết quả dương tính trở lại. Hiện BN36 vẫn đang được cách ly và theo dõi tiếp.
 
Trước đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Tiểu Ban điều trị đã có công văn yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện được phân công điều trị Covid-19 theo dõi xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh đã ra viện.
 
Theo thông tin báo chí, Hàn Quốc cũng gặp phải tình trạng tương tự. Ngày 18/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) công bố 160 bệnh nhân dương tính lại sau trung bình 13,5 ngày xuất viện. Tổ chức Y tế Thế giới đang điều tra về các trường hợp này.
 
Bên cạnh đó, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 54.966. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 280 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 7.020 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 47.666 người.
 
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống COVID-19:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.



NGÀY 24.4

21h30: Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 36 lại dương tính trở lại sau xuất viện


Chiều tối nay 24.4, TS-BS Đặng Thức Anh Vũ - Phó giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, cho biết sau 6 lần âm tính liên tục, bệnh nhân Covid-19 thứ 36 dương tính trở lại.

TS-BS Đặng Thức Anh Vũ cho biết, sau 6 lần xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận, bệnh nhân (BN) Covid-19 thứ 36 đều âm tính. Đến ngày 23.4, kết quả xét nghiệm tại tỉnh BN này lại dương tính.

Để có kết quả chính xác, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bình Thuận tiếp tục lấy mẫu và gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm. Kết quả gửi về từ Viện Pastuer Nha Trang chiều nay 24.4 thông báo BN 36 dương tính Covid-19.

Trước đó, ngày 10.4, BN Covid-19 thứ 36 (64 tuổi, người giúp việc cho BN thứ 34) và BN thứ 44 (bé 10 tuổi, con BN thứ 37) khỏi bệnh, được xuất viện. Sau đó, Bệnh viện đa khoa Bình Thuận chuyển cả hai BN này đến Trung tâm điều trị bệnh Covid-19, đặt tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Thuận để cách ly 14 ngày.
 
Theo đó, vừa đến ngày chuẩn bị được về nhà, CDC Bình Thuận đã cho xét nghiệm lần cuối thì phát hiện BN thứ 36 dương tính Covid-19.
 
Theo TS-BS Vũ, hiện nay BN 36 tiếp tục được theo dõi và điều trị tại trung tâm điều trị bệnh Covid-19. Như vậy, kể từ khi phát hiện bị nhiễm Covid-19 (ngày 11.3) đến nay, BN 36 chưa ra ngoài xã hội tiếp xúc.
 

21h: Nghi vấn CDC Quảng Nam mua máy xét nghiệm COVID-19 giá "trên trời"


Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết việc mua mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động với giá 7,2 tỉ đồng được UBND tỉnh phê duyệt, mọi thủ tục đều được làm theo đúng quy định. Mức giá 7,2 tỷ đồng cao hơn giá mà CDC Hà Nội bỏ ra và đang bị điều tra.

Chiều 24.4, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, trong đợt đỉnh điểm của dịch Covid-19, để lấy mẫu xét nghiệm nhanh, kịp thời, Sở Y tế và Ban Chỉ đạo phòng chống dich Covid-19 cấp tỉnh đã đề xuất chủ trương với UBND tỉnh là mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động.

Sau đó, UBND tỉnh thống nhất chủ trương và phê duyệt kế hoạch mua để trang bị cho Trung tân Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam). Hệ thống này được đưa vào hoạt động từ ngày 1.4.
 
Theo ông Hai, trước đó mỗi lần lấy mẫu số lượng lớn phải gửi vào Viện Pasteur Nha Trang nên mất rất nhiều thời gian. Từ khi nhập hệ thống máy về giúp việc xét nghiệm sinh học phân tử, phát hiện SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp nhiễm và nghi ngờ nhiễm một cách nhanh chóng, chính xác.
 
“Trong thời điểm đó, để kịp thời phục vụ cho công tác phòng, chống dịch thì có thể quy định hình thức chỉ định thầu được, chứ không phải việc chỉ định thầu là mình ưa làm là làm được đâu”, ông Hai nói.
 
Cũng theo ông Hai, việc mua sắm hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động với giá 7,2 tỉ đồng, mọi hồ sơ, thủ tục đều làm đúng theo quy trình và quy định. Việc mua sắm do UBND tỉnh quyết định.
 
“Hiện Sở Y tế đang làm báo cáo về việc mua sắm thiết bị này để báo UBND tỉnh Quảng Nam. Việc mua sắm hệ thống tự động xét nghiệm cũng đã được Sở Y tế báo cáo với Bộ Y tế. Hầu hết hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động đều được các tỉnh thành mua với giá trên 7 tỉ đồng”, ông Hai nói.
 
Trong khi đó, được biết, loại hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động được Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ định thầu mua, là loại máy xét nghiệm tương tự được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) mua với giá 7 tỉ đồng, trong khi hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR khi nhập khẩu về Việt Nam chỉ có giá 2,3 tỉ đồng.
 
Liên quan đến vụ CDC Hà Nội mua thống xét nghiệm Realtime PCR chênh gấp 3 lần, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt giam 7 người về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Trong 7 người này, có PGS-TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội.
 
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng sớm phê duyệt ngân sách gần 63 tỉ đồng để mua sắm những trang thiết bị y tế cần thiết cho công tác giám sát phòng, chống dịch, trong đó có hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm Covid-19 với giá 7,2 tỉ đồng nói trên.


18h: Chiều nay, có thêm 2 bệnh nhân mắc Covid-19 mới, cả nước có 270 bệnh nhân


Chiều 24/4, Bộ Y tế thông báo Việt Nam tiếp tục có thêm bệnh nhân Covid-19. Hai ca bệnh mới đang cách ly và chữa trị tại Thái Bình.

Tính đến 18h ngày 24/4, Việt Nam có 270 trường hợp mắc Covid-19. BN269 là nam, 23 tuổi. BN 270 là nữ, 22 tuổi. Hai bệnh nhân đều đang cách ly tại Thái Bình.
 
Như vậy, ca mắc mới được ghi nhận sau hơn một tuần Việt Nam chưa có thêm người nhiễm SARS-CoV-2.
 
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo, chiều ngày 24/4/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc mới đều là du học sinh, từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 22/4 trên chuyến bay VN311.
 
BN269: Bệnh nhân nam, 23 tuổi, địa chỉ ở Hương Mai, Việt Yên, Bắc Giang.
 
BN270: Bệnh nhân nữ, 22 tuổi, địa chỉ ở Đông Thắng, Tiến Dũng, Yên Dũng, Bắc Giang.
 
Ngay sau nhập cảnh tại Sân bay Vân Đồn, họ được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình.

Ngày 22/4,Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình lấy mẫu sàng lọc, kết quả nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình đã chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái bình và triển khai các hoạt động phòng chống dịch, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm khẳng định.

Ngày 24/4 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện cả 2 bệnh nhân đã được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.


6h: Tròn 8 ngày liên tiếp, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới, chỉ còn 44 bệnh nhân đang điều trị

Bản tin lúc 6h00 ngày 24/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến sáng nay không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy, Việt Nam đã bước vào ngày thứ 8 liên tiếp không có ca mắc mới COVID-19.

Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
 
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;

- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 
Số ca mắc mới tính từ 18h00 ngày 23/4 đến 6h00 ngày 24/4: 0 ca
 
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.890, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 352;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 17.832;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 50.706.
 
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 15 ca.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 02 ca.

 
 

Từ nay đến hết ngày 3/5/2020, BV Bạch Mai chỉ tiếp nhận những ca cấp cứu nặng, nguy kịch


Từ nay đến hết 3/5/2020, BV Bạch Mai chỉ tiếp nhận những ca bệnh nặng, nguy kịch vượt quá khả năng của tuyến dưới; Tiếp nhận người bệnh suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ và lọc màng bụng mà chưa chuyển tuyến được.

Từ nay đến hết 3/5/2020, BV Bạch Mai chỉ:

- Tiếp nhận những ca bệnh nặng, nguy kịch vượt quá khả năng của tuyến dưới;

- Tiếp nhận người bệnh suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ và lọc màng bụng mà chưa chuyển tuyến được;

- Tăng cường chuyển tuyến người bệnh về cơ sở khám, chữa bệnh khác khi đã qua giai đoạn nguy kịch, cấp cứu.

Giai đoạn từ 4/4-15/5/2020: BV Bạch Mai dự kiến chỉ tiếp nhận các trường hợp như giai đoạn trên và người bệnh mắc các bệnh, nhóm bệnh được sử dụng giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch, có giấy hẹn khám lại;

Giai đoạn sau 15/5/2020: Nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 không có diễn biến phức tạp, ngoài các đối tượng người bệnh nêu trên BV Bạch Mai sẽ tiếp nhận thêm người bệnh cấp cứu tại cộng đồng; tiếp nhận người bệnh do các cơ sở khám chữa bệnh khác chuyển tuyến đến; khôi phục một phần mổ phiên, và dự kiến chỉ tiếp nhận 30% số giường bệnh.

BV Bạch Mai cũng phân công nhiệm vụ tới từng thành viên các khoa, phòng bệnh viện để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 luôn được ưu tiên hàng đầu.


 

NGÀY 23.4

18h: Chiều 23.4 tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, chỉ còn 44 ca đang điều trị


Bản tin lúc 18h00 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào trong ngày. Như vậy đến nay đã 7 buổi chiều liên tiếp, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 nào.

 
1. Số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
 
160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%

Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 23/4: 0 ca
 
2. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.081, trong đó:
 
Cách ly tập trung tại bệnh viện: 369;
 
Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.600;
 
Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 49.112.
 
3. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
BN206 được công bố điều trị khỏi tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
 
44 bệnh nhân đang điều trị tại 7 cơ sở, cụ thể:
 
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2: 38 bệnh nhân và đang theo dõi BN188.
 
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh: 1 bệnh nhân người Anh.
 
Bệnh viện Đa khoa Cầu Treo Hà Tĩnh: 1 bệnh nhân người Việt Nam.
 
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình: 1 bệnh nhân người Việt Nam.
 
Bệnh viện Đa khoa Kim Sơn Ninh Bình: 1 bệnh nhân người Việt Nam.
 
Bệnh viện Phổi Đồng Nai: 1 bệnh nhân người Việt Nam.
 
Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn: 1 bệnh nhân người Việt Nam.
 
Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 12 ca.
 
Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 08 ca.
 
 
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống COVID-19:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân 7 thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.
  


6h: 1 tuần liên tiếp, Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19, khuyến cáo người dân nâng cao trách nhiệm chống dịch


Bản tin 6h00 sáng ngày 23/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 nào. Như vậy, đến nay đã tròn 1 tuần, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.

Hiện tại, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 68.081 trường hợp.
 
Sau 3 tháng kể từ khi xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, Việt Nam ghi nhận 268 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, 16 ca ở giai đoạn 1, số còn lại ở giai đoạn 2 và 3.
 
Từ 0h hôm nay, Thủ tướng Chính phủ cho phép nới lỏng giãn cách xã hội trên cả nước, trừ một vài khu vực có nguy cơ cao ở Hà Nội, Hà Giang, Bắc Ninh nhưng khuyến cáo nâng cao trách nhiệm chống dịch.
 
Hiện tại, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 68.081. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 369 ca, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 18.600 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 49.112 trường hợp.
 
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế. Trong đó, 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, 4 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh, 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

Các ca nặng gồm BN19 và BN161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và BN91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
 
BN19 thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.
 
BN161 còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.
 
BN91: Hiện bệnh nhân nằm yên/an thần, không sốt, thở máy, không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại là rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-quang phổi không tổn thương xấu thêm.
 
Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 3 ca, 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca.
 

5h: Một phi công được báo dương tính với SARS-CoV-2 khi bay sang Việt Nam


Một phi công đến từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đã được thông báo dương tính với SARS-CoV-2 (gây dịch Covid-19) khi đang trên đường bay đến Việt Nam. Hiện phi công trên đã trở về nước. 
 
Chiều 22.4, tai cuộc họp của Thường trực Chính phủ với một số địa phương về phòng, chống Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các địa phương chỉ định khách sạn để cách ly các phi công bay đến Việt Nam vào những ngày tới.
 
Thủ tướng yêu cầu việc này sau khi đại diện Bộ Giao thông vận tải có đề nghị. Theo đó, các khách sạn phải là 4 hoặc 5 sao theo đúng tiêu chuẩn quốc tế để các phi công cách ly.
 
Thủ tướng nhấn mạnh, với kết quả của công tác chống dịch hiện nay, Việt Nam có thể “vui mừng, nhưng phải cảnh giác, vui mừng nhưng mà có bước đi, cách làm phù hợp, không thể ào ào được”.
 
“Các đồng chí Bộ Giao thông vận tải có nêu vấn đề phi công. Như các đồng chí biết, thì vừa qua, có “lọt” 1 ca. Nên đối với chỗ ở của phi công, buộc chúng ta phải chỉ định khách sạn để cách ly... Khách sạn nào thì Bộ Y tế và các địa phương chỉ định. Đảm bảo số người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bắt buộc phải cách ly, có kiểm tra y tế”, Thủ tướng yêu cầu.
 
Trong giai đoạn nới lỏng giãn cách xã hội hiện nay, Thủ tướng vẫn chưa đồng ý cho nhập cảnh tự do, chưa chấp nhận khách du lịch nước ngoài.
Tối 22.4, trao đổi với phóng viên Thanh Niên về trường hợp phi công để "lọt" trên, đại diện Bộ Y tế cho biết, phi công này người Malaysia nhưng bay đến Việt Nam từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
 
Trước khi thực hiện chuyến bay, phi công trên có được lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, khi người này đang điều khiển chuyến bay sang Việt Nam, thì phía bạn mới thông báo việc người này dương tính với SARS-CoV-2.
 
Ngay sau khi nhận được thông tin từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Việt Nam đã đưa phi công trên về khách sạn Pullman để cách ly, yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội lấy mẫu người này và toàn bộ số nhân viên khách sạn có tiếp xúc, kết quả cho thấy đều âm tính. Đó là lý do Việt Nam không công bố gì về trường hợp này.
 
Hiện phi công trên đã trở về nước. Tính đến hôm nay, Việt Nam 6 ngày liên tiếp không phát sinh ca bệnh mới.
 
Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ sự việc trên, Bộ Giao thông vận tải vẫn đề nghị việc bố trí địa điểm để cách ly phi công đến Việt Nam trong thời gian tới.
 
Tối 22.4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã giao Sở Y tế, Sở Du lịch có văn bản thông báo với Bộ Giao thông vận tải về việc Hà Nội bố trí 4 khách sạn 4 sao làm nơi cách ly, gồm: Daewoo, Pullman, Crowne Plaza và Pan Pacific.
 
Ông Chung cũng yêu cầu các cơ quan chức năng của Hà Nội, khi các phi công đến, đều phải lấy mẫu xét nghiệm nhanh, phải có xe đưa đón từ sân bay về khách sạn, phục vụ ăn uống đảm bảo đúng quy trình của Bộ Y tế, và không để những người này ra ngoài đi chơi.
 

4h: TP.HCM, Hà Nội công bố kế hoạch xe vận chuyển từ 23.4


TP. HCM vẫn dừng xe khách liên tỉnh, xe buýt, taxi


Tối 22/4, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đã ban hành Thông báo 4774/TB-SGTVT về việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ trong thời gian dịch Covid-19 trên địa bàn.
 
Theo Công văn này, trong thời gian chờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, Sở Giao thông Vận tải thông báo tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn như sau:

Tiếp tục tạm ngưng vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng (bao gồm xe hợp đồng dưới 09 chỗ ứng dụng công nghệ), xe du lịch từ 0h ngày 23/4 đến khi có thông báo mới.
 
Quy định này không áp dụng với trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, xe hỗ trợ vận chuyển người dân trong các trường hợp cấp thiết tại bệnh viện.
 
Các chuyến xe thuộc đối tượng được phép hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu: Khử trùng xe trước và sau khi đón khách; không vận chuyển quá 50% số ghế trên xe và không quá 20 người trên 01 chuyến xe; lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách phải đeo khẩu trang, được kiểm tra y tế trước khi lên xe và khai báo y tế theo quy định.
 

Hà Nội: Xe buýt, taxi, xe khách hoạt động trở lại từ 23/4


Chiều 22/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Thành phố Hà Nội đã họp trực tuyến với các quận, huyện, xã, phường, trong đó cho phép các phương tiện giao thông vận chuyển được hoạt động trở lại.
 
Tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định từ nay đến 30/4, cho phép Tổng Công ty Vận tải và các đơn vị làm dịch vụ như Grab, taxi, xe khách vận chuyển trở lại với 20 - 30% công suất. Đến giữa tuần sau sẽ tiếp tục quyết định các giải pháp khác.
 
Khi vận chuyển trở lại, các phương tiện vận chuyển phải có các biện pháp phòng, chống dịch cho hành khách theo đúng quy định.
 
Chủ tịch Thành phố cũng lưu ý mọi người dân khi tham gia giao thông, khi dừng lại ở ngã tư đèn xanh, đèn đỏ, những người đi xe máy phải cố gắng giữ khoảng cách, xếp thứ tự, tránh tình trạng chen lấn.
 
Tại các chốt ngã tư tập trung đông người, Chủ tịch Thành phố Hà Nội đề nghị Cảnh sát giao thông thường xuyên khuyến cáo và hướng dẫn người dân.
 

NGÀY 22.3

18h20: Thủ tướng chấp thuận xếp Hà Nội, TP HCM vào "nhóm nguy cơ", được nới lỏng một số hoạt động


Thủ tướng chấp thuận xếp Hà Nội vào nhóm địa phương có nguy cơ lây lan dịch, được nới lỏng một số hoạt động, tuy nhiên một số huyện vẫn có nguy cơ cao.

Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu quan điểm trên. Tuy nhiên, một số huyện của Hà Nội như Thường Tín, Mê Linh và nơi có ca nhiễm chưa đủ 14 ngày vẫn là địa bàn "có nguy cơ cao". Các quận huyện khác của Hà Nội là có nguy cơ.

Những địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm khắc chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly xã hội. Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định việc thực hiện cách ly xã hội với những địa bàn có nguy cơ cao.

Một số nơi có bệnh nhân nhiễm nCoV của tỉnh Hà Giang, Bắc Ninh cũng có nguy cơ cao.
 
Thủ tướng nói, trong ba tháng qua, Việt Nam đã kiên trì áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp rất mạnh, đến bây giờ đạt được những kết quả quan trọng và đáng mừng. Tuy nhiên, người dân cần cảnh giác.
 
"Chúng ta áp dụng cách ly xã hội đúng đắn, kịp thời, nên trong 6 ngày qua không phát hiện trường hợp nào bị nhiễm. Riêng TP HCM 19 ngày không có người nhiễm. Đây là thắng lợi để chúng ta chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn, cùng phát triển kinh tế xã hội", Thủ tướng nói.
 
Theo Thủ tướng, thời gian tới Việt Nam cần chấp nhận tình trạng sống trong trạng thái có dịch bệnh, các cấp, ngành và người dân cần nhận thức rõ ràng điều này. "Nhiều nơi trên thế giới đang có dịch bệnh nên chúng ta không thoát ra khỏi nguy cơ. Vì vậy, thích nghi với Covid-19 là điều bình thường và cần kiểm soát dịch bệnh", ông nói.
 
 
Thủ tướng yêu cầu, không được để đại dịch tàn phá đất nước như đang tàn phá một số nước. Các cấp ngành tiếp tục ngăn chặn quyết liệt, không để dịch xâm nhập trở lại vào Việt Nam.
 
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất xếp giảm cấp độ từ nhóm nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh xuống nhóm có nguy cơ. Nếu được giảm cấp độ nguy cơ, thành phố vẫn sẽ đảm bảo các biện pháp chống dịch trên địa bàn như phát hiện nhanh, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch tốt để không lây lan ra cộng đồng. 
 
"Nếu xếp Hà Nội vào nhóm nguy cơ cao thì sẽ rất khó khăn vì người lao động, phương tiện địa phương khác không thể vào thủ đô được. Nếu nối lại đường bay Hà Nội - TP HCM mà một nơi thuộc nhóm nguy cơ cao, nơi thuộc nhóm nguy cơ, thì sẽ khó khăn cho quản lý", ông Chung nói. 
 
Ông Chung cho biết, trước khi đến dự cuộc họp Thường trực Chính phủ đã xin ý kiến Bí thư và Thường trực Thành ủy, đều thống nhất đề xuất Thủ tướng xếp Hà Nội vào nhóm nguy cơ. Nếu được Thủ tướng đồng ý với đề xuất trên, thành phố vẫn sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch như cấm hoạt động đến 30/4 các dịch vụ thể thao, văn hóa, lễ hội, karaoke, trò chơi điện tử... 
 
Trước đó sáng 22/4, Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 thống nhất đề xuất Hà Nội nằm trong nhóm nguy cơ cao, nên cần tiếp tục cách ly đến hết 30/4. Nhóm nguy cơ gồm TP HCM, Bắc Ninh, Hà Giang; nhóm nguy cơ thấp là các địa phương còn lại.


18h: Chiều nay Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19


Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 lúc 18h00 ngày 22/4 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 nào. Như vậy, đến nay đã 6,5 ngày liên tục Việt Nam không có ca mắc mới. Trong ngày đã có 7 ca được công bố khỏi bệnh. Hiện chỉ có 45 ca đang điều trị.

1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:

160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 
2. Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 22/4: 0 ca
 
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 67.022, trong đó:
 
Cách ly tập trung tại bệnh viện: 358;
 
Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.263;
 
Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 48.401.
 
4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
07 bệnh nhân được công bố điều trị khỏi tại:
 
06 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2: BN184, BN215, BN216, BN227, BN246, BN266.
 
01 bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh: BN252.
 
Tình hình điều trị của 03 ca nặng nguy kịch đang thở máy, lọc máu là:
 
BN19 và BN161 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2: BN19 đã có tiến triển, Glassgow 15 điểm, tiêu hóa được, không sốt;
 
BN91 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh: không sốt, thở máy, ECMO, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, ngưng lọc máu.
 
Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 12 ca.
 
Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 09 ca.
 

17h: TP HCM đề xuất ngừng cách ly xã hội từ 0h ngày 23/4


Trong 22 ngày cách ly, TP HCM có 19 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới, là tiền đề quan trọng để công bố hết dịch, nên đề xuất ngừng giãn cách xã hội từ 0h ngày mai.
 
Chiều 22/4, họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố chỉ còn 2 ca nhiễm nCoV đang điều trị. Dù đạt được kết quả tốt trong công tác phòng chống dịch, song thành phố cũng đối mặt nhiều thách thức nghiêm trọng về phát triển kinh tế.  

Theo ông Phong, chỉ số tăng trưởng trong quý một năm nay chưa phản ánh hết khó khăn về bức tranh kinh tế của thành phố. Tác động mạnh nhất của dịch bệnh đối với kinh tế thành phố sẽ bắt đầu từ quý hai. Bởi từ tháng 4, các đơn hàng xuất khẩu bị trì hoãn, tức là nhu cầu của các thị trường lớn đã giảm dần.
 
Đánh giá các cơ chế chính sách chậm ngày nào, người dân và doanh nghiệp sẽ khó khăn thêm ngày ấy, ông Phong nói TP HCM đang ở tinh thần "khẩn cấp như thời chiến", kiến nghị Thủ tướng cho thực hiện Chỉ thị 15 từ 0h ngày 23/4 - tức ngừng cách ly xã hội. Quá trình thực hiện, tuỳ diễn biến dịch bệnh, thành phố sẽ điều chỉnh phù hợp; sớm tổ chức hội nghị chính phủ với doanh nghiệp để tháo dỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
 
Người đứng đầu chính quyền TP HCM cho biết, để đảm bảo kinh tế phát triển ổn định và "không bị đỗ gãy" trong điều kiện mới, thành phố đã xây dựng các cơ chế, chính sách vực dậy nền kinh tế khi tình hình kiểm soát dịch bệnh có dấu hiệu tốt hơn, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội với tinh thần thận trọng, không chủ quan, coi thường dịch bệnh.
 
Nhằm giảm tác động của dịch bệnh, ngoài bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây lan tại doanh nghiệp đã triển khai từ ngày 6/4, thành phố tiếp tục triển khai 7 bộ chỉ số để kiểm soát dịch bệnh, gắn với phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới. Cụ thể là: bộ chỉ số an toàn trong trường học, ngành văn hoá – thể thao, giao thông vận tải, công thương, du lịch, an toàn thực phẩm và bộ chỉ số an toàn trong lĩnh vực công cộng. Các bộ chỉ số này sẽ được ban hành trước ngày 30/4, trong đó quy định trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và chủ doanh nghiệp.
 
"Thành phố sẽ thận trọng, tham vấn nhiều chiều, nới lỏng từng bước, đặc biệt sẽ thí điểm sau đó mới nhân rộng nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển nhưng cũng bảo đảm mục tiêu phòng chống dịch", ông Phong nói.
 
Ngoài chính sách chung của chính phủ, thành phố đang xây dựng một số cơ chế đặc thù để tiếp thêm động lực cho nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn như: gói hỗ trợ người dân cùng chung tay chống dịch; hỗ trợ người lao động mất việc ở các cơ sở sản xuất; gói đảm bảo an sinh xã hội đảm bảo các dịch vụ, hàng hoá thiết yếu; gói kinh tế giảm khó khăn tăng cường sức chịu đựng cho doanh nghiệp, chuẩn bị điều kiện phục hồi nhanh sau dịch bệnh; gói thúc đẩy ngành kinh tế số trong điều kiện dịch bệnh.
 
Về phòng chống dịch bệnh, ông Phong cho biết, thành phố sẽ tiếp tục giám sát các điểm có nguy cơ cao; nhất là các khu lưu trú công nhân, nhà trọ, nhóm người nước ngoài đang lưu trú tại thành phố; các cơ sở chăm sóc, bảo trợ xã hội; kiểm soát, phân luồng tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện các ca bệnh mới; khoanh vùng truy vết các ca nhiễm mới; sắp xếp lại các khu cách ly tập trung để chuẩn bị cho giai đoạn mới.
 
Ngoài ra, thành phố cũng tăng cường đầu tư cho ngành y tế, nhất là ngành y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh từ nhân sự đến trang thiết bị chuyên môn và chế độ chính sách. "Đây là mặt trận quan trọng đối với an ninh y tế của người dân thành phố, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế hiện nay", ông Phong nói.
 
Tại cuộc họp sáng nay, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 đề xuất chỉ còn Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao lây nhiễm bệnh, tiếp tục thực hiện cách ly xã hội thêm một tuần. TP HCM, Bắc Ninh và Hà Giang thuộc nhóm nguy cơ (hạ một bậc) và thực hiện theo Chỉ thị 15; các tỉnh thành còn lại nằm trong nhóm nguy cơ thấp.   
 
Quyết định có hay không cho TP HCM ngừng cách ly xã hội sẽ được Thủ tướng kết luận vào cuối cuộc họp chiều nay.
 

 


11h45: Đề xuất Hà Nội cách ly xã hội thêm một tuần


Hà Nội vẫn thuộc nhóm nguy cơ cao về dịch bệnh, cần áp dụng cách ly xã hội đến 30/4.
 
Tại cuộc họp sáng 22/4, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) thống nhất sẽ nêu đề xuất trên với Thường trực Chính phủ.

Các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng tiêu chí ca bệnh phát hiện tại cộng đồng (F0) là yếu tố quan trọng để phân loại địa phương theo nhóm nguy cơ. Nhóm "nguy cơ cao" là địa phương còn ca nhiễm nCoV tại cộng đồng trong 14 ngày qua; nhóm "nguy cơ" có ca mắc tại cộng đồng trong khoảng 15 đến 28 ngày; còn nhóm "nguy cơ thấp" trên 28 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới. 
 
Sau khi họp với các chuyên gia và lấy ý kiến 28 địa phương, Ban chỉ đạo thống nhất phân chia lại các nhóm tỉnh, thành. Theo đó, Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao; nhóm nguy cơ gồm TP HCM, Bắc Ninh, Hà Giang; nhóm nguy cơ thấp là các địa phương còn lại. 
 
Ban chỉ đạo đề xuất tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 về cách ly xã hội thêm một tuần với nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên, Thủ tướng cho phép Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu; các loại hình kinh doanh đường phố theo tình hình thực tiễn tại địa phương, nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Với nhóm nguy cơ, chủ tịch tỉnh, thành cũng quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu; các loại hình kinh doanh đường phố...
 
Với nhóm nguy cơ thấp, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, song phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý.
 
Ngoài ra, các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, nhiều lao động tự do đến làm việc tại các thành phố lớn..., cần hết sức chú trọng chống lây nhiễm cho các nhóm liên quan.
 
UBND tỉnh, thành phố tập trung công tác phòng chống dịch cho nhóm nguy cơ gồm công nhân ở các khu lao động đặc biệt ở các khu nhà trọ; người lao động tự do; người yếu thế; học sinh, sinh viên.
 
Đồng thời, các địa phương tăng cường phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; tlấy mẫu những bệnh nhân có các triệu chứng của cảm cúm, người lao động tự do, người yếu thế; công nhân ở các khu nhà trọ làm xét nghiệm và yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ở khu vực này.
Chiều nay, Thường trực Chính phủ sẽ họp để xem xét, quyết định các đề xuất trên. 


11h: Phong tỏa toàn bộ thị trấn Đồng Văn 


Thị trấn Đồng Văn rộng gần 27.500 ha được phong toả sau khi địa phương này ghi nhận "bệnh nhân 268".
 
Sáng 22/4, ông Hoàng Văn Thịnh - Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, cho biết đã quyết định phong tỏa toàn bộ thị trấn Đồng Văn để phòng, chống dịch Covid-19; thời gian phong tỏa từ 9h sáng nay và kéo dài đến khi có thông báo mới. 
      
"Vừa rồi trên địa bàn huyện ghi nhận "bệnh nhân 268", chị này đang điều trị tại bệnh viện huyện; số lượng người tiếp xúc với bệnh nhân lớn nên chúng tôi phong toả để đảm bảo an toàn", ông Thịnh nói và cho biết thị trấn Đồng Văn rộng gần 27.500 ha, gồm 1.629 hộ với khoảng 7.623 người.

Theo ông Nguyễn Văn Giao - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang, đến sáng 22/4, tỉnh này chỉ xác nhận một trường hợp nhiễm Covid-19 là "bệnh nhân 268", các thông tin liên quan khác nếu có "đều là tin đồn thất thiệt". 
 
"Bệnh nhân 268", nữ, 16 tuổi, dân tộc Mông, trú tại bản Pín Tùng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn. Thiếu nữ có ba anh trai làm việc tự do bên kia biên giới. Ngày 7/4, em bị sốt, ho, khó thở, cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, xét nghiệm kết quả dương tính.
 
Đây là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận ca bệnh là người dân tộc Mông, trú tại một thôn gần biên giới giáp Trung Quốc.
 
Tỉnh Hà Giang đã xác định được 56 người tiếp xúc trực tiếp (F1) với "bệnh nhân 268", gồm 20 nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Đồng Văn; 84 trường hợp F2 chủ yếu ở cơ sở y tế này.


8H: Tròn 6 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới


Bản tin 6h00 sáng ngày 22/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào. Như vậy, đã 6 ngày liên tục, Việt Nam không có ca mắc mới nào. Dự kiến trong hôm nay có 6 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
 
1.Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
 
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 
2. Số ca mắc mới tính từ 18h00 ngày 21/4 đến 6h00 ngày 22/4: 0 ca
 
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 67.022, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 358;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.263;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 48.401.
 
4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 12 ca.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 08 ca.
 
- Dự kiến số ca được công bố khỏi bệnh hôm nay: 06 ca.


NGÀY 21.4

18h: Chiều nay tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, người dân tuyệt đối không được chủ quan


Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 lúc 18h00 ngày 21/4 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19 nào được ghi nhận. Như vậy đã 5,5 ngày trôi qua, lần đầu tiên Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 nào.
 
1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
 
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 
2. Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 21/4: 0 ca
 
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 75.799, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 268;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.368;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 60.163.
 
4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
- BN248 được Bệnh viện Dã chiến Củ Chi công bố khỏi bệnh.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 12 ca.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 08 ca
 

Bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam đạt tiêu chuẩn Châu Âu
 

Ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cho biết, Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 do Bộ KH&CN giao Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.
 
Theo chứng nhận, bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 được sản xuất bởi nhà sản xuất hợp pháp thuộc Tập đoàn Công nghệ Việt Á (378A/8 Hồ Văn Huế, Phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM, 725600, Việt Nam), đại diện ủy quyền là RedCliffe bioscience holding limited (21 Mayfields, Sindlesham, RG41 5BY, Anh) đã được chứng nhận đạt CE theo điều luật về quản lý thiết bị y tế chẩn đoán trong phòng thí nghiệm số 98/79/EC được quy định tương đương của luật pháp Anh (quy định về thiết bị y tế của Anh 2002 SI số 618, đã được sửa đổi). Do đó, bộ sản phẩm này có thể được bán tự do ở tất cả các quốc gia thành viên của khu vực kinh tế châu Âu,bao gồm Anh.
 
Anh chính thức rời EU vào ngày 31/1/2020, nhưng Luật Dược phẩm của EU vẫn được áp dụng cho Anh đến hết 31/12/2020. Theo quy định của EU, bất kỳ thành viên nào của liên minh này cấp CE thì cũng được lưu hành toàn châu Âu.
 
Sau khi được Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cấp phép, bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á đã được một đối tác đặt mua độc quyền để phân phối tại Anh, Ấn Độ, Mexico, Mỹ và một số quốc gia tại châu Âu.
 
Trước đó, vào tháng 3, có 20 quốc gia đã đàm phán mua bộ sinh phẩm này. Trước mắt, Việt Á sẽ xuất khẩu sang Iran, Phần Lan, Malaysia, Ukraine. Trong số này Iran đặt 200.000 test (4.000 bộ), Ukraine đặt 15.000 test (300 bộ).
 
Tại Việt Nam, UBND TP. Hà Nội cũng đặt 200.000 test để sử dụng cho nhu cầu của Hà Nội và tặng Italy.
 
Hiện nay, chỉ có một phương pháp duy nhất trên thế giới được WHO công nhận là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện SARS-CoV-2 là Real-Time PCR. Bộ xét nghiệm do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất cũng sử dụng phương pháp này. Ông Việt cho biết, thời gian đầy đủ của quy trình để cho ra kết quả dương tính hay âm tính với SARS-CoV-2 của bộ sinh phẩm này là hơn 2 giờ đồng hồ.
 
Hiện tại, năng lực sản xuất của Việt Á đạt khoảng 10.000 bộ/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hoặc hỗ trợ quốc tế.
 
Chi phí sản xuất bộ kit xét nghiệm đã được Bộ KH&CN tài trợ, nên hiện giá chỉ khoảng 400.000-600.000 đồng/test. Giá thị trường của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cao hơn gấp 2-3 lần, nhưng chưa sản xuất thương mại ở dạng kit “ready to use”. 1 bộ kit gồm 50 test, dùng 50 lần, theo lý thuyết dùng cho 50 bệnh nhân.
 
Các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu 100%, độ chính xác 100%, độ lặp lại tại phòng thí nghiệm chuẩn thức của Học viện Quân y và Công ty Việt Á về bộ xét nghiệm này cho thấy, các tiêu chí tương đương các bộ sinh phẩm do CDC Mỹ và WHO hướng dẫn.


15h: Cố vấn cấp cao của Bộ Y tế: Dịch Covid-19 khó dự đoán, còn kéo dài


Dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, thậm chí là tại nước kiểm soát tốt như Nhật, Singapore. PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng nước ta vẫn có thể có ca bệnh xâm nhập, ca bệnh trong cộng đồng.
 

Có thể tồn tại ca mắc không triệu chứng ngoài cộng đồng

 
Đến sáng 21/4, số ca mắc Covid-19 tại nước ta hiện dừng lại ở con số 268. Như vậy, Việt Nam đã qua 5 ngày chưa ghi nhận ca mắc mới.
 
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, đây là tín hiệu vui nhưng không vì thế mà chủ quan. Dịch bệnh diễn biến khó dự đoán, còn kéo dài, nguy cơ dịch tại nước ta vẫn còn hiện hữu.
 
Theo TS Phu, dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp (tăng nhanh số ca mắc và tử vong) và kéo dài.

Nếu chúng ta không quản lý hết 100% các trường hợp nhập cảnh, đặc biệt là các những người nhập cảnh qua đường mòn, lối mở thì vẫn có thể có ca bệnh xâm nhập vào. Như ca mắc mới đây tại Hà Giang là một ví dụ. Bệnh nhân trú tại một thôn hẻo lánh ở gần biên giới giáp với Trung Quốc.

Ngoài ra, theo ông nhiều trường hợp bệnh không có triệu chứng hoặc rất nhẹ, không vào bệnh viện, ngành y tế không thể kiểm soát được. Như vậy vẫn có thể tồn tại ca bệnh ở cộng đồng, người này lại tiếp xúc người kia làm lây lan dịch bệnh thành ổ dịch nhỏ. Tại Trung Quốc hiện vẫn còn ghi nhận ca bệnh.
 
Thời gian vừa qua Việt Nam thực hiện việc giãn cách xã hội, nhà nào ở nhà đấy nhằm hạn chế việc tiếp xúc, tránh lây lan dịch bệnh. Đồng thời, việc tự cách ly tại nhà ít nhất 2 tuần sẽ giúp những người có triệu chứng nhẹ không biết mình mắc bệnh hoặc những người không triệu chứng có nguy cơ mắc bệnh không có cơ hội lây bệnh ra cộng đồng.
 
Tuy nhiên, TS Phu cho rằng không phải 100% trong số hơn 96 triệu người dân nước ta đều thực hiện nghiêm điều này.
 
“Chúng ta không quản hết được, người dân vẫn đi lại. Có người mang mầm bệnh mà không biết, họ gặp người khác thì vẫn lây bệnh. Những trường hợp mắc bệnh nhưng có triệu chứng nhẹ chúng ta không biết được, vì họ không vào bệnh viện”, TS Phu phân tích.
 
Với một ổ dịch chúng ta phong tỏa 28 ngày thì quản lý hết được, cách ly tuyệt đối. Chúng ta kiểm soát được 100%, không cho ai từ ổ dịch ra ngoài, có ca nào dương tính thì tiến hành cách ly xét nghiệm các trường hợp F1, xác định các ca F2, F3. có ca sốt nào cách ly 28 ngày.

Tuy nhiên, với quy một một tỉnh, thành hoặc cả nước thì không thể quản lý hết được, vẫn có thể có người mang mầm bệnh. Ở ngoài cộng đồng chỉ bỏ sót một đối tượng cũng thể khiến dịch bùng lên.

TS Phu lấy ví dụ với Singapore, giai đoạn quốc gia này làm rất tốt, nhưng thời gian qua số mắc tại quốc gia này lại tăng nhanh (hơn 8.000 ca bệnh, 11 người tử vong).
 
“Họ quản lý tốt đối tượng này nhưng lại bỏ sót đối tượng người lao động nhập cư. Dịch bùng lên từ chính nhóm đối tượng này. Đây là bài học cho chúng ta. Địa phương nào, chỗ nào làm không tốt dịch cũng có thể bùng lên”, TS Phu nói.
 
“Không thể khẳng định sự lây lan trong cộng đồng đã hết”, TS Phu nhấn mạnh.
 
Vì thế, chuyên gia khuyên người dân cần tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch như hiện nay: đeo khẩu trang; rửa tay với xà phòng/dung dịch sát khuẩn thường xuyên; tránh tiếp xúc, giao tiếp gần dưới 2m; không tập trung đông người; không đi ra khỏi nhà khi không cần thiết, đặc biệt là người có bệnh nền và người già; khai báo y tế. 
 

Dịch bệnh có thể bùng phát trở lại nếu chủ quan

 
Chia sẻ tại buổi họp báo sáng 21/4, TS Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cũng cho rằng Việt Nam cần luôn sẵn sàng cho làn sóng thứ 2 của dịch có thể ập đến bất cứ lúc nào.
 
“Cuộc chiến với Covid-19 là một cuộc chiến trường kì. Do đó, bất kì quốc gia nào cũng cần phải tính đến các biện pháp để có thể chung sống an toàn với dịch bệnh. Tôi cho rằng, Việt Nam nên thận trọng trong việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Theo đó, việc nới lỏng này sẽ cần phải thực hiện từng bước một”, TS Kasai nói.
 
Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 vào chiều 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn so với phiên họp trước, cần phải nới lỏng từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
 
Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) với 63 địa phương chiều 17/4 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vắc xin thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch được.

Điểm này rất quan trọng vì chúng ta không thể đóng kín cửa một mình, dù hạn chế nhưng vẫn phải có giao lưu để đảm bảo “mục tiêu kép”. Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần mà phải tính ít nhất bằng tháng.
 
Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, để chết nhiều người. Một nước đang phát triển như Việt Nam mà nhiều người lây nhiễm như các nước phương tây thì chắc chắn tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn.
 
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến chiều ngày 20/4, thế giới ghi nhận thêm 76.471 trường hợp mắc mới và 4.783 trường hợp tử vong.

So với ngày 19/4, số mắc tăng 3,3% và số tử vong tăng 3%. Đến nay, toàn cầu ghi nhận 2.418.429 trường hợp mắc Covid-19 tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch), 165.739 trường hợp tử vong.
 
Các nước có trên 100.000 trường hợp mắc: Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh. Tâm dịch hiện nay trên thế giới tập trung tại: Hoa Kỳ, châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh), Trung Đông (Iran). Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng nhanh cả số mắc và tử vong (764.265 trường hợp mắc, 40.565 tử vong), tiếp đến là Tây Ban Nha, Ý, Pháp. 
 
Tại Đông Nam Á, số ca mắc tăng nhanh tại Singapore (8.041 trường hợp mắc, 11 tử vong), Indonesia (6.760 trường hợp mắc, 590 tử vong), Philippines (6.459 trường hợp mắc, 428 tử vong), Malaysia (5.389 trường hợp mắc, 89 tử vong).


6h: Tin vui: 5 ngày liên tiếp, Việt Nam chưa có thêm ca mắc Covid-19 mới


Việt Nam ghi nhận tổng cộng 268 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có 160 người từ nước ngoài, chiếm 59,7% và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

 

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, 12 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 20/4.
 

Xét nghiệm dịch họng và tỵ hầu của BN188 bằng phương pháp RT-PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân tiếp tục được cách ly theo dõi sức khỏe tại bệnh viện này.
 

Hiện nay, 54 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại 9 cơ sở y tế. Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 14 ca, 2 lần âm tính là 7 ca.
 

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 51.069, trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 308, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 10.759, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 40.002.
 

1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
 

- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 

- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 

2. Số ca mắc mới tính từ 18h ngày 20/4 đến 6h00 ngày 21/4: 0 ca
 

Như vậy, tính từ sáng ngày 16/4 đến nay đã tròn 5 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19. Đây là "ký lục" được ghi nhận đến thời điểm này trong công tác phòng chống dịch ở nước ta, trong khi trước đó, có những ngày có hơn chục ca bệnh mắc mới- ngày 22/3 có 19 ca bệnh mắc mới; ngày 30/3 cso 15 ca bệnh mắc mới.
 

Số ca bệnh mắc mới COVID-19 giảm dần từ khi thực hiện chính sách giãn cách xã hội. Từ ngày 1-14/4, số ca mắc mới giảm 40% so với 2 tuần trước đó. Từ ngày 15/4 đến nay chỉ ghi nhận 3 ca mắc mới.
 

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, tại Việt Nam, trong tuần qua chỉ ghi nhận thêm 08 trường hợp mắc mới COVID-19, trong khi đó có 64 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Số mắc mới trong tuần cao nhất được ghi nhận vào ngày 13/4 với 5 trường hợp, 3 ngày sau đó mỗi ngày chỉ ghi nhận thêm 1 trường hợp và liên tiếp 4 ngày từ 17-20/4 không ghi nhận trường hợp mắc mới. Điều đó cho thấy tình hình dịch hiện nay tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt và cho thấy hiệu quả của việc thực hiện cách ly xã hội trong những tuần vừa qua.
 

3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 75.799, trong đó:
 

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 268;
 

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.368;
 

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 60.163.
 

4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 

- BN188 được tính là đang theo dõi 14 ngày sau khi kết thúc điều trị, vì xét nghiệm bằng phương pháp Real Time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 19/4 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
 

- Do đó hiện nay còn 53 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại 09 cơ sở y tế.
 

- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.
 

- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 07 ca.


 

 

NGÀY 20.4

18h: Tin vui: Chiều 20.4 tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới, chỉ còn 54 bệnh nhân đang điều trị


Theo Bản tin lúc 18h00 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến thời điểm này không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy, đã 4,5 ngày trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào. Trong ngày đã có 12 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, hiện chỉ còn 54 bệnh nhân đang điều trị.

1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:

160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 
2. Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 20/4: 0 ca
 
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 51.069, trong đó:
 
-Cách ly tập trung tại bệnh viện: 308;
 
-Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.759;
 
-Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 40.002.
 
4.Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
12 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh:
 
01 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình: BN228;
 
02 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo- Hà Tĩnh: BN210, BN238;
 
02 bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi (Tp Hồ Chí Minh): BN224, BN236.
 
07 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình: BN164, BN165, BN180, BN181, BN182, BN230, BN240.
 
BN188 ÂM TÍNH: Xét nghiệm dịch họng và tỵ hầu của BN188 bằng phương pháp RT-PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. BN188 tiếp tục được cách ly theo dõi sức khoẻ tại bệnh viện này.
 
54 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại 09 cơ sở y tế.
 
Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.
 
Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 07 ca.

16h: Tạm giữ hình sự đối tượng tung tin có người Việt tử vong vì Covid-19


Lên Facebook tung tin có người Việt Nam đầu tiên tử vong vì Covid-19, Nguyễn Hoài Nam bị Công an TP Vinh (Nghệ An) tạm giữ hình sự.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Vinh vừa ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Hoài Nam (SN 1976, trú xã Hưng Lộc) về hành vi "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" theo quy định tại điều 288 bộ luật Hình sự.
 
 
Theo cơ quan công an, từ ngày 13 đến 18/4, tài khoản facebook "Nam Hoài Nguyễn Trọng" đăng tải nhiều thông tin, bài viết có nội dung trái quy định của pháp luật, xuyên tạc, không đúng sự thật về dịch Covid-19 như: "Việt Nam đã có ca chết vì Covid đầu tiên! Cam đoan chính xác"; "Xác nhận đã có ca chết vì corona đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân tại Bạch Mai"; "Theo nguồn tin bật mí, có 3 người Việt Nam chết vì Covid-19 mà chính quyền giấu nhẹm! 2 Hà Nội, 1 Nghệ An...".

Những thông tin sai sự thật trên gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Nghệ An.
Đối tượng Nguyễn Hoài Nam tại cơ quan điều tra
Sau thời gian điều tra, hôm qua, lực lượng chức năng xác định chủ tài khoản Facebook là Nguyễn Hoài Nam. Đối tượng được triệu tập về trụ sở cơ quan công an TP Vinh để làm việc ngay sau đó.
 
Bước đầu, Nam khai nhận hành vi phạm tội vì muốn gây sự chú ý, tăng lượt like trên Facebook của mình nên đã tự bịa ra những thông tin trên. Công an TP Vinh đang tiếp tục điều tra, làm rõ.
 

8h: Tin vui sáng 20/4: 4 ngày liên tiếp không có ca mắc Covid-19 mới, người dân tuyệt đối không nên chủ quan


Thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam tiếp tục chưa ghi nhận thêm bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 6h ngày 20/4, Việt Nam có 268 bệnh nhân mắc Covid-19. Trong đó, 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%, 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%. Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 14 ca, 2 lần âm tính là 6 ca.

Tiểu Ban điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết thêm ngày 19/4, hai bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu được công bố khỏi bệnh. Như vậy, Việt Nam có tổng cộng 203 ca mắc Covid-19 đã hồi phục.
 
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 62.998. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 279, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 51.381.
 

5h: 4 mẫu dương tính khi test nhanh tại chợ hoa Mê Linh có kết quả xét nghiệm khẳng định âm tính


23h ngày 19-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) thông báo, kết quả 4/4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 khi xét nghiệm test nhanh sàng lọc đối với những người đi, đến, buôn bán tại chợ hoa Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đều cho kết quả âm tính khi xét nghiệm khẳng định.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, trong đợt test nhanh sàng lọc đối với các trường hợp đi, đến chợ hoa Mê Linh do CDC Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Mê Linh triển khai đã ghi nhận 4 trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

4 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 qua test nhanh ở huyện Mê Linh gồm 2 người cư trú ở xã Văn Khê, 1 người ở xã Chu Phan và 1 người ở xã Thanh Lâm (đều thuộc huyện Mê Linh).
 
Tuy nhiên, theo ông Khổng Minh Tuấn, đây mới là kết quả test nhanh ban đầu. Sau đó, 4 mẫu test nhanh dương tính này tiếp tục được xét nghiệm lại bằng phương pháp xét nghiệm khẳng định RT-PCR. Kết quả 4/4 mẫu đều âm tính.
 
Trước đó, ngày 19-4, UBND huyện Mê Linh đã có Công văn hỏa tốc số 928/UBND-YT chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai các biện pháp điều tra, khoanh vùng, xử lý các ca nghi mắc Covid-19 sau khi có kết quả test nhanh của 4 trường hợp kể trên.

 


NGÀY 19/4

18h: 4 buổi chiều liên tiếp, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19, chỉ còn 65 ca đang điều trị

 

Chiều 19/4, Bộ Y tế không công bố thêm ca mắc Covid-19. Hiện số bệnh nhân là 268, trong đó 203 người đã khỏi bệnh.

Ca bệnh gần nhất được ghi nhận là BN268 ở Hà Giang, được công bố cách đây 3 ngày (sáng 16/4). Đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 ở nước ta chuyển sang giai đoạn 2, thời gian chưa ghi nhận ca mắc mới kéo dài lâu như vậy.

Cả nước đã có 203 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số bệnh nhân còn lại, nam phi công người Anh (43 tuổi, BN91) là ca bệnh nặng nhất. Báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho hay đến sáng 19/4, nam bệnh nhân vẫn nằm yên với thuốc an thần, sinh hiệu ổn, thở êm, không chảy máu thêm, tiểu 1.300 ml/24 giờ và tiêu chảy 500 ml.
 
Tình trạng rối loạn đông máu của bệnh nhân đã được kiểm soát ổn, chức năng phổi có chuyển biến theo hướng khá hơn, các bác sĩ đang giảm dần thông số máy ECMO. Tuy nhiên, trên X-quang và siêu âm, tình trạng tổn thương nhu mô chưa cải thiện.
 
Ngoài ra, xét nghiệm PRC dịch mũi họng đã cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2 một lần, dịch rửa phế quản âm tính 3 lần. Test nhanh kháng thể cho kết quả dương tính.
 
1.Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
 
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

2. Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 19/4: 0 ca
 
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.
 
4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
- 02 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu: BN156, BN241.
 
- Tình hình BN188: Sau khi được xuất viện ngày 16/3, bệnh nhân này đã được Bệnh viện Đa khoa Hà Nam bàn giao lại cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội và chính quyền địa phương để tiếp tục theo dõi, cách ly tại nhà 14 ngày theo đúng quy định. Ngày 17/4, bệnh nhân ho khan và hơi tức ngực, nên được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đến lấy mẫu.
 
Ngày 18/4 xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân đã được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để tiếp tục theo dõi. Hiện nay, tình trạng bệnh nhân ổn định, có triệu chứng ho khan nhẹ.
 
- Tình hình điều trị các bệnh nhân nặng:
 
· BN91: Tình trạng sức khoẻ của viên phi công người Anh mắc COVID-19 nặng tiếp tục có diễn biến lâm sàng ổn định, bệnh nhân không còn tình trạng chảy máu. Hiện tại bệnh nhân không sốt, mạch huyết áp bình thường, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, chức năng phổi có cải thiện, bệnh nhân tiếp tục thở máy và hỗ trợ ECMO. Đặc biệt, kết quả xét nghiệm bằng RT PCR đều âm tính với SARS-CoV-2 ở cả dịch rửa phế quản và dịch mũi họng.

· BN19: Hiện tỉnh táo, tiếp xúc được, không sốt; xét nghiệm lần gần đây nhất - ngày 15/4 của bệnh nhân này cho kết quả âm tính lần 3 với SARS-CoV-2; bệnh nhân đã dừng vận mạch.
 
· BN161: Hiện đang thở máy không xâm nhập, chức năng thận bình thường, gọi hỏi bệnh nhân đã giao tiếp chậm.
 
- Tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Nhờ vậy, các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công. Việt Nam là một trong 03 quốc gia trên thế giới có trên 200 trường hợp nhiễm COVID-19 trở lên chưa có trường hợp tử vong.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 07 ca.

Nguồn: Bộ Y Tế

 

12h30: Bệnh nhân 188 tái dương tính sau ba ngày xuất viện


Ba ngày sau khi ra viện, "bệnh nhân 188" có dấu hiệu ho khan từng cơn, sốt nhẹ. Kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính trở lại với nCoV.
 
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trưa 19/3 cho biết bệnh nhân, ngụ thôn Khôn Duy, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, đã được đưa trở lại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ba người tiếp xúc gần (F1) là chồng, con gái và người lái xe đưa bà về nhà khi xuất viện, được lấy mẫu xét nghiệm. 10 người F2 được cách ly y tế.
 
Giới chức y tế địa phương điều tra dịch tễ, xác định chồng bệnh nhân từ ngày 17 đến ngày 18/4 không đi xa, chỉ đi chợ, đi bộ tập thể dục, đến cửa hàng sửa chữa điện thoại... Trong những lần ra ngoài này, ông tiếp xúc nhiều người, có lần không đeo khẩu trang.
 
Con gái bệnh nhân, 18 tuổi, ngày 16/4 không đi đâu, sáng 17/4 đi chợ, tiếp xúc một số người, ngày 18/4 ở nhà.

"Bệnh nhân 188", 44 tuổi, nhân viên công ty Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 29/3, Bộ Y tế ghi nhận bà dương tính nCoV, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam. Bà được công bố khỏi bệnh và ra viện ngày 14/4, sau hai lần liên tiếp xét nghiệm âm tính.  
 
Cùng ngày, xe của công ty Trường Sinh đưa bà về nhà riêng, tự cách ly. Sáng 17/4, bà ho khan từng cơn, sốt nhẹ 36,8 độ, hơi tức ngực, không chảy nước mũi. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm ngày 18/4 tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, kết quả dương tính.
 
Như vậy, "bệnh nhân 188" là trường hợp Covid-19 thứ hai tại Việt Nam tái dương tính sau khi xuất viện.  
 
Trước đó, "bệnh nhân 22", quốc tịch Anh, điều trị tại Đà Nẵng, dương tính trở lại sau hai tuần ra viện. Người này được bệnh viện Đà Nẵng tuyên bố khỏi Covid-19 và ra viện hôm 27/3, với ba lần kết quả xét nghiệm âm tính. Sau khi kết thúc thời hạn cách ly 14 ngày sau xuất viện, ngày 10/4 người này từ Đà Nẵng tới sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM, được lấy mẫu sàng lọc. Ngày 11/4, mẫu bệnh được xét nghiệm hai lần bằng phương pháp PCR, kết quả dương tính. Khi đó ông đã rời Việt Nam. Tối 17/4 Tổng Lãnh sự quán Anh tại TP HCM thông báo kết quả xét nghiệm người này sau khi về nước âm tính.   


6H: 3 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới, người dân TUYỆT ĐỐI không được chủ quan


Đến 6h00 sáng ngày 19/4, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 3 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19. Đến nay Việt Nam vẫn có 268 ca, trong số đó 201 ca đã khỏi bệnh, hiện chỉ còn 67 bệnh nhân đang điều trị.

1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:

- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 
2. Số ca mắc mới tính từ 18h ngày 17/4 đến 6h00 ngày 19/4: 0 ca
 
Như vậy kể từ ngày 7/3 khi có ca bệnh số 17 xuất hiện, đến hôm nay là lần đầu tiên đã tròn 3 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.
 
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.
 
4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 06 ca.

5h: Bắt giam người tung tin Thái Nguyên có người chết vì Covid-19 để trả thù người yêu cũ


Chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook của người yêu cũ rồi đăng tin "Thái Nguyên có người chết vì Covid-19" nhằm trả thù, một thanh niên ở Thái Nguyên đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Chiều 18.4, một lãnh đạo Công an huyện Phú Bình (Thái Nguyên) xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Văn Hải (31 tuổi, trú tại xã Tân Khánh, huyện Phú Bình).

Cụ thể, Hải bị khởi tố hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông; đưa tin sai sự thật trên tài khoản mạng xã hội Facebook liên quan đến dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
 
Cũng theo Công an huyện Phú Bình, trong ngày 6.4 vừa qua, tài khoản Facebook “Toc dep Thanhtinh” có đăng tải thông tin: “Thôi xong rồi Thái Nguyên mình đã có người chết do Covid mà nhà nước mình lại giấu" và hình ảnh kèm theo dòng chữ: "Mọi thứ đã sẵn sàng chỉ còn chờ ngày lành tháng tốt để xuất hành".
 
Khi vào cuộc xác minh, Công an huyện Phú Bình xác định, chủ tài khoản này là một phụ nữ làm nghề cắt tóc tại xã Tân Khánh. Tuy nhiên, người phụ nữ này phủ nhận việc đăng tải thông tin trên.
 
Qua làm việc, người phụ nữ này cho biết từ năm 2016 đã có quan hệ tình cảm với Phạm Văn Hải và có tiết lộ mật khẩu tài khoản cho Hải.
 
Cho đến tháng 6.2019, sau khi hai người chia tay, Hải đã chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook và thay đổi mật khẩu.
 
Sau khi bị triệu tập đến cơ quan công an làm việc, Hải đã khai nhận hành vi đăng tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên tài khoản “Tocdep Thanhtinh” với mục đích trả thù người yêu cũ.



NGÀY 18/4: 

18h: Lần đầu tiên trong hơn 1 tháng qua, đã 60 giờ, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19


Theo Bản tin lúc 18h00 ngày 18/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trong ngày không có ca mắc mới COVID-19. Hiện số ca bệnh COVID-19 vẫn là 268. Như vậy, kể từ ngày 7/3, đây là lần đầu tiên đã 60 giờ Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.

1.Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó: 

- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 
2. Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 18/4: 0 ca 
 
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.
 
4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
- 03 bệnh nhân nước ngoài được công bố khỏi bệnh:
 
· 01 bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh): BN97;
 
· 02 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh): BN151, BN207.
 
- Hiện còn 67 bệnh nhân đang được điều trị tại 11 cơ sở y tế.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 05 ca.
 

Vì sao các ca COVID-19 nặng đều được điều trị thành công?


Đến giờ phút này, tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng tại Việt Nam đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Chính vì thế các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công.
 
 
Thông tin tại buổi lễ ra mắt 2 ứng dụng công nghệ giúp chống dịch COVID-19 diễn ra sáng ngày 18/4 tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, việc tư vẫn hỗ trợ khám chữa bệnh trên nền tảng công nghệ thông tin đã giúp giải quyết được nhiều việc như giải quyết việc người bệnh ở nhà vẫn được chăm sóc y tế, tuyến dưới tiếp nhận những tư vấn rất giá trị từ tuyến trên… Trong hoạt động phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã áp dụng giải pháp công nghệ thông tin triển khai hoạt động tư vấn điều trị từ xa rất hiệu quả.
 
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, tại Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã thành lập “Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn hỗ trợ chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19”.
 
Trung tâm này thường xuyên tổ chức hội chẩn trực tuyến, mời các giáo sư đầu ngành cả nước cùng hội chẩn các ca bệnh nặng, bàn các phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh, cùng chia sẻ kinh nghiệm điều trị, chăm sóc người bệnh.
 
Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các bệnh viện xích lại gần nhau hơn, gần tới mức gần như không có khoảng cách giữa trong Nam, ngoài Bắc, giữa tuyến trên, tuyến dưới.

Người bệnh điều trị tại tuyến dưới cũng được hưởng chăm sóc sức khoẻ như tuyến trên bởi khi cần thiết, các chuyên gia đầu ngành sẵn sàng cùng hội chẩn phương án điều trị cho bệnh nhân bằng hình thức trực tuyến từ xa.
 
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Trung tâm hỗ trợ chuyên môn được thành lập đã đánh dấu sự phát triển của hệ thống khám chữa bệnh trong xu hướng hội nhập, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong điều trị bệnh tật, đặc biệt với bệnh dịch nguy hiểm COVID-19.
Đến giờ phút này, tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Chính vì thế các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công.
 
Trường hợp nặng nhất là bệnh nhân phi công người Anh (BN91) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều tiến triển. Tri giác đã cải thiện, khí máu đã cải thiện. Tình trạng rối loạn đông máu kiểm soát tốt. XQ phổi không tổn thương xấu thêm,... Lãnh đạo Bộ Y tế hy vọng với sự nỗ lực của các y bác sĩ điều trị, bệnh nhân này sẽ qua được "lưỡi hái tử thần".

 

8h: Bắc Ninh quyết định cách ly xã hội đến 30/4


UBND tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định cách ly xã hội 15 ngày (ngày 16-30/4) trên phạm vi toàn tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19 thay vì đến 22/4 như quyết định trước đó.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ký văn bản hỏa tốc về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, tỉnh Bắc Ninh quyết định tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về việc cách ly xã hội trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 16/4 đến hết ngày 30/4 trên phạm vi toàn tỉnh. Cùng với đó, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng nhấn mạnh có thể xem xét kéo dài tùy vào diễn biến dịch bệnh.
 
Tỉnh Bắc Ninh yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và các trường hợp khẩn cấp khác.
 
Người dân không ra đường sau 22 giờ trừ các trường hợp: thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, làm ca đêm và phải có giấy tờ liên quan như: thẻ hoặc giấy tờ chứng minh khác. Tỉnh cũng yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Trước đó, tại văn bản 1232 ngày 15/4, UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định kéo dài thời gian cách ly theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng nhưng chỉ đến ngày 22/4.
 
Trong thời gian cách ly xã hội toàn tỉnh, Bắc Ninh cũng tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trừ các trường hợp được phép hoạt động, các công trường đang thi công phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.
 
UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở Y tế rà soát các trường hợp tiếp xúc F1, F2 liên quan đến bệnh nhân 262 để thực hiện cách ly y tế theo quy định; khẩn trương lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp F1, F2 theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19.
 
Sở Y tế phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã và các doanh nghiệp yêu cầu tất cả người dân, người lao động phải khai báo y tế điện tử xong trước ngày 22/4.
 
Bắc Ninh giao các đơn vị thành lập đội phản ứng nhanh về phòng chống dịch COVID-19, đề xuất năng cao năng lực xét nghiệm và cơ sở vật chất, hỗ trợ nhân lực đối với hệ thống y tế.
 
Phối hợp thực hiện tốt việc tiếp nhận các chuyên gia nước ngoài. Tổ chức theo dõi sức khỏe hàng ngày đối với các trường hợp liên quan đến người nước ngoài, những người có nguy cơ với dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
 
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh, bệnh nhân 262 cư trú tại xóm Chợ (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) và đã tiếp xúc với bệnh nhân thứ 254 vào ngày 27/3.
 
Đến nay, các đơn vị chức năng tỉnh đã xác định được 185 trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân 262.



6h: Nóng: 48 giờ qua Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

Theo bản tin lúc 6h00 ngày 18/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến nay số ca mắc COVID-19 ở nước ta vẫn là 268 ca. Như vậy đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, đã 48 giờ trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.
 

1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
 

- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 

- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 

2. Số ca mắc mới tính từ 18h00 ngày 17/4 đến 6h00 ngày 18/4: 0 ca
 

Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7/3 đến nay, đã 48 giờ trôi qua, Việt Nam không ghi nhận số ca bệnh mắc mới COVID-19 nào
 

3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 69.045, trong đó:
 

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 324; 
 

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.549;
 

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 57.172.
 

4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 

- Trong ngày 17/4, 21 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Như vậy đến thời điểm này cả nước đã có 198 ca mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh/ xuất viện. Hiện 70 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 12 cơ sở y tế trong cả nước. Có cả bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện dã chiến, bệnh viện chuyên khoa.
 

- 70 bệnh nhân (66 người Việt Nam và 04 người nước ngoài) đang điều trị tại 12 cơ sở y tế trên cả nước.
 

- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
 

- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 04 ca




NGÀY 17/4 

18h: Lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, tròn 36 giờ Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19


Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 phát lúc 18h00 ngày 17/4 cho biết, đến thời điểm này không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào. Số ca mắc hiện vẫn là 268 ca. Như vậy đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, tròn 36 giờ Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.
 
1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
 
160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

2. Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 17/4: 0 ca
 
Như vậy, đến thời điểm này đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, tròn 36 giờ Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào.
 
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 69.054, trong đó:
 
Cách ly tập trung tại bệnh viện: 324 (0%) người;
 
Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.549 (17%) người;
 
Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 57.172 (83%) người;

4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
21 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại:
 
17 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2: BN108, BN128, BN133, BN139, BN169, BN172, BN173, BN174, BN183, BN191, BN213, BN217, BN219, BN221, BN223, BN242, BN251.
 
01 bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa huyện Nho Quan- Ninh Bình: BN229.
 
03 bệnh nhân tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Trà Vinh: BN105, BN106, BN144.
 
Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
 
Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 04 ca.


 

16h: Hà Nội chính thức cho phép các công trình xây dựng thi công trở lại


Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành văn bản cho phép các công trình xây dựng trên địa bàn được thi công trở lại. Tuy nhiên, Sở cũng đề nghị doanh nghiệp triển khai các biện pháp phòng chống dịch, bảo đảm an toàn.
 

Đây là nội dung được nêu tại văn bản 2816/SXD-TTr về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tại các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố vừa được Sở Xây dựng Hà Nội ban hành.
 
Theo đó, Hà Nội cho phép các công trình xây dựng được thi công trở lại. Tuy nhiên, để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19, Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16 (ngày 31/3/2020), văn bản 2601 (ngày 3/4/2020) của Văn phòng Chính phủ, chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về công tác phòng chống dịch Covid -19.
 
UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND TP. Hà Nội về công tác phòng chống dịch Covid -19 tại các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý.
 
Trước đó, tại cuộc họp giao ban về công tác phòng chống dịch Covid-19 ngày 10/4/2020, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố đã giao UBND các quận, huyện, thị xã công khai danh sách các công trình xây dựng được phép hoạt động trên địa bàn trong mùa dịch để người dân phối hợp giám sát.
 
Văn bản này thay thế văn bản được Sở Xây dựng ban hành trước đó (ngày 1/4/2020) trong đó yêu cầu dừng mọi hoạt động thi công xây dựng đến hết ngày 15/4/2020.


9h30: Từ 17.4, xe khách liên tỉnh được chạy giữa các địa phương nhóm 3


Theo Bộ GTVT, các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp (nhóm 3) có thể cho phép xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại, song chỉ được chạy giữa các địa phương thuộc nhóm này với nhau.
 

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi đến các cục, vụ và địa phương, yêu cầu áp dụng phương án khai thác vận tải mới từ 0 giờ ngày 17.4 đến hết ngày 22.4.
 
Theo đó, giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định cụ thể việc vận chuyển hành khách bằng các phương tiện công cộng (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) theo các cấp độ yêu cầu, hạn chế, khuyến cáo đối với các hoạt động của 3 nhóm tỉnh, thành phố.

Với vận tải liên tỉnh, nhóm các địa phương nguy cơ cao (nhóm 1) và có nguy cơ (nhóm 2), không thực hiện vận chuyển hành khách liên tỉnh, trừ trường hợp vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa.
 
Trường hợp hành khách là người hết thời hạn cách ly hoặc trường hợp đặc biệt khác có nhu cầu di chuyển, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Y tế đề xuất và tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư xem xét, quyết định.

Riêng các tỉnh thuộc nhóm 3 chỉ được thực hiện vận chuyển hành khách liên tỉnh giữa các tỉnh trong nhóm 3 với nhau.
 
Về hàng không, đường bay khứ hồi Hà Nội - TP.HCM và ngược lại tổng tần suất 6 chuyến/ngày, đường bay khứ hồi Hà Nội - Đà Nẵng 2 chuyến/ngày, đường bay khứ hồi TP.HCM - Đà Nẵng 2 chuyến/ngày.
 
Các đường bay ngoài 3 đường bay trên nếu các hãng hàng không có nhu cầu khai thác thì lập kế hoạch gửi đến Cục Hàng không Việt Nam để xem xét, quyết định trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại các địa phương liên quan.
 
Về đường sắt, với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, chỉ được khai thác tối đa 2 đôi tàu khách/ngày (4 chuyến khứ hồi). Đồng thời, tiếp tục tạm dừng toàn bộ hoạt động của tàu khách địa phương.
 
Từ 0 giờ 23.4 đến hết ngày 30.4, căn cứ vào tình hình cụ thể về dịch bệnh trong thời gian tới của từng địa phương, việc phân loại mỗi tỉnh vào từng nhóm có thể thay đổi. Tuy nhiên, việc vận chuyển hành khách thuộc 3 nhóm địa phương vẫn cơ bản như trên.


9h: 28 địa phương tiếp tục "cách ly xã hội" đến 22.4 chứ không phải chỉ có 12 nơi thuộc nhóm nguy cơ cao


Thông báo kết luận của Thủ tướng liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 đã yêu cầu số tỉnh, TP phải thực hiện Chỉ thị 16 (có nội dung chính là cách ly xã hội) đến ngày 22.4 là 28 địa phương chứ không chỉ 12 địa phương nhóm 1 - nhóm nguy cơ cao.

Hôm qua (16.4), Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15.4 về phòng, chống dịch Covid-19.

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của thông báo này là việc Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
 
Theo đó, nhóm địa phương có nguy cơ cao gồm 12 tỉnh, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 22 hoặc 30.4 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương này đồng thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xây dựng hạ tầng, bảo đảm lưu thông hàng hóa.
 
Đối với nhóm địa phương “có nguy cơ” gồm 16 tỉnh, thành phố được yêu cầu cần thực hiện nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 22.4 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22.4 tùy diễn biến dịch bệnh.
 
Như vậy, thông báo kết luận đã yêu cầu số tỉnh, TP phải thực hiện Chỉ thị 16 (nội dung chính là cách ly xã hội) đến ngày 22.4 là 28 địa phương chứ không chỉ 12 địa phương nhóm 1 - nhóm nguy cơ cao.

Còn lại 35 địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện phòng chống dịch theo Chỉ thị 15/CT-TTg.

- Nguy cơ cao gồm 12 tỉnh, TP:

 Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tây Ninh (Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 22 hoặc 30.4 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh).
 
- “Có nguy cơ” gồm 16 tỉnh, TP:
 
Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hà Giang (Thực hiện hết ngày 22.4 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22.4 tùy diễn biến dịch bệnh).

- Nhóm có nguy cơ thấp gồm 35 tỉnh còn lại.


6h: Tròn 24h không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, sẽ có 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh


Bản tin 6h sáng ngày 17/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến sáng nay số ca bệnh COVID-19 ở nước ta vẫn là 268. Như vậy tròn 24h qua, không ghi nhận ca bệnh mắc mới.Dự kiến hôm nay sẽ có 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
 
1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
 
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
 
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
 
2. Số ca mắc mới từ 18h ngày 16/4 đến 6h00 ngày 17/4: 0 ca
 
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 73.758, trong đó:
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 369;
 
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.628;
 
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 61.761.
 
4. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
 
- Ngày 16/4 có 06 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
 
- Dự kiến hôm nay (17/4) sẽ có 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
 
- Tình hình điều trị của các ca bệnh nặng:
 
· BN19 có đáp ứng tốt, gọi hỏi giao tiếp được, nhận biết không gian, thời gian, bản thân tốt, không liệt khu trú, không có phù trên lâm sàng, bệnh nhân không sốt trong ngày 16/4.
 
· BN161 thở máy qua nội khí quản, thông khí 2 bên rõ, tiếp tục cho bệnh nhân tập thở, cơ lực còn yếu, huyết áp 110/60mmHg, gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, liệt nửa người trái, bệnh nhân còn sốt cơn dao động trong ngày. Bilan viêm trong ngày có xu hướng giảm nhẹ, men gan xu hướng giảm.
 
· BN91 không sốt, thở máy, có nhịp tự thở, không chảy máu mũi miệng, kiểm soát rối loạn đông máu (theo dõi hội chứng HIT) tạm ổn, XQ phổi không tổn thương xấu thêm.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.
 
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 19 ca.
 
Thêm Hà Giang vào nhóm tỉnh, thành phố có nguy cơ:
 
- Nhóm địa phương có nguy cơ cao (12): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh.
 
Các địa phương này tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng đến ngày 22 hoặc 30/4/2020 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh trên địa bàn; đồng thời quan tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xây dựng hạ tầng, bảo đảm lưu thông hàng hóa.
 
- Nhóm địa phương có nguy cơ (16): Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hà Giang.
 
Các địa phương này cần thực hiện nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đến hết ngày 22/4/2020 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22 tháng 4 tùy diễn biến dịch bệnh.
 
- Nhóm có nguy cơ thấp gồm 35 tỉnh còn lại. Yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng.
 

len dau
X